Giới đầu tư hoảng loạn, bán tháo ồ ạt |
Cụ thể, báo cáo việc làm trong lĩnh vực tư nhân tháng 8 cho thấy, số lượng việc làm mới tạo ra trong khu vực này trong tháng 8 không nhiều như kỳ vọng, các doanh nghiệp đã thận trọng hơn trong tuyển dụng, các doanh nghiệp nhỏ đặc biệt tỏ ra do dự.
Hôm thứ Ba (1/10), Viện quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) công bố cho thấy, chỉ số hoạt động sản xuất của nhà máy Mỹ trong tháng 9 giảm xuống mức thấp nhất 10 năm và tháng thứ 2 liên tiếp dưới mức 50 điểm, cho thấy sự sụt giảm.
Ngoài nỗi lo về dữ liệu kinh tế yếu kém, giới đầu tư cũng lo sợ về một cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đồng ý cho Mỹ đánh thuế nhập khẩu với hàng hóa trị giá 7,5 tỷ USD của EU do EU trợ cấp cho Airbus.
Kết thúc phiên 2/10, chỉ số Dow Jones giảm 494,42 điểm (-1,86%), xuống 26.078,62 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 52,64 điểm (-1,79%), xuống 2.887,61 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 123,44 điểm (-1,56%), xuống 7.785,25 điểm.
Việc WTO cho phép Mỹ đánh thuế hàng hóa trị giá 7,5 tỷ USD của EU cũng kích hoạt lệnh bán tháo diễn ra ồ ạt trên thị trường chứng khoán châu Âu trong phiên thứ Tư, đẩy các chỉ số lao dốc, đánh dấu phiên giảm điểm tồi tệ nhất kể từ tháng 12 năm ngoái.
Kết thúc phiên 2/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 237,78 điểm (-3,23%), xuống 7.122,54 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 338,58 điểm (-2,76%), xuống 11.925,25 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 174,85 điểm (-3,12%), xuống 5.422,77 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, đà lao dốc trước đó của phố Wall đã kéo các thị trường chứng khoán trong khu vực châu Á giảm theo, trong đó chứng khoán Hàn Quốc lao mạnh mất gần 2%. Chứng khoán Trung Quốc vẫn nghỉ lễ Quốc khánh.
Kết thúc phiên 2/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 106,63 điểm (-0,49%), xuống 21.778,61 điểm Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 49,58 điểm (-0,19%), xuống 26.042,69 điểm. Chỉ số Kopsi tại Hàn Quốc giảm 40,51 điểm (-1,95%), xuống 2.031,91 điểm.
Sự hoảng loạn của nhà đầu tư đã giúp vai trò trú ẩn an toàn của vàng được lên cao, đẩy giá kim loại quý này tăng vọt trong phiên thứ Tư.
Kết thúc phiên 2/10, giá vàng giao ngay tăng 20,3 USD (+1,37%), lên 1.498,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 18,9 USD (+1,27%), lên 1.507,9 USD/ounce.
Trong khi đó, do ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại, thậm chí suy thoái sau dữ liệu kinh tế Mỹ công bố liên tiếp gây thất vọng, giá dầu thô tiếp tục giảm với mức giảm mạnh hơn nhiều phiên trước đó.
Kết thúc phiên 2/10, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,98 USD (-1,83%), xuống 52,64 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,20 USD (-1,98%), xuống 57,69 USD/thùng.
Nguồn CafeF
0 Nhận xét